Tóm tắt: Trong thời đại 4.0, việc sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trong giáo dục được xem là giải pháp tiên tiến giúp nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện kết quả học tập của học sinh. Điều này đặc biệt đúng đối với giáo dục tiểu học, nơi mà ứng dụng AR có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm khoa học bằng cách cung cấp một cách tiếp cận thú vị và tương tác với các vật thể 3D. Với cách tiếp cận truyền thống, học sinh sẽ chỉ được xem, được tìm hiểu về thiên văn học thông qua sách vở, hình ảnh, hình vẽ từ sách giáo khoa hoặc thầy cô. Điều này gây ra một trở ngại lớn đối với các em học sinh về việc tư duy và sáng tạo, dễ cảm thấy nhàm chán trong môn học. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển ứng dụng AR trong giáo dục tiểu học, đồng thời phối hợp nội dung với công nghệ. Từ đó tạo ra một cách tiếp cận mới, thú vị và hiệu quả hơn trong giảng dạy và học tập, để học sinh có cơ hội tiếp cận với các khái niệm khoa học một cách sinh động và dễ tương tác hơn, giúp các em tăng cường hiểu biết và nâng cao động lực học tập. Nội dung khóa luận bao gồm xây dựng mô hình thiên văn học và các hiện tượng tự nhiên khác dưới dạng vật thể 3D, thiết kế và phát triển ứng dụng AR (Space Exploration).
Từ khoá: Thực tế tăng cường, AR, vật thể 3D, mô hình thiên văn học